Khi vô tình hoặc chót dại quan hệ bằng miệng oral sex với bạn tình bị nhiễm HIV, chắc hẳn bạn sẽ có nhiều lo lắng, liệu rằng mình có lây nhiễm HIV không?
Về cơ bản, quan hệ bằng miệng oral sex được cho là ít có nguy cơ hơn so với hành vi quan hệ xâm nhập âm đạo hay hậu môn. Tổng hợp qua nhiều nghiên cứu, chỉ có thể nói rằng “khả năng lây nhiễm của quan hệ bằng miệng là thấp, nhưng không phải là hoàn toàn không thể”.
Hiện nay việc quan hệ bằng miệng được xem như là màn dạo đầu để kích thích bước đến màn diễn chính. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu gặp khó khăn khi đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường lây này vì thực tế rất ít khi hành vi quan hệ bằng miệng oral sex được thực hiện riêng rẽ với hành vi giao hợp.
Nếu như chỉ dừng lại ở hành vi quan hệ bằng miệng mà không có bất cứ hành vi giao hợp nào thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV. Xác suất lây nhiễm của hành vi này ở mức thấp và gia tăng theo tần suất quan hệ cũng như cách thức quan hệ (mạnh bạo, gây trầy xước nhiều). Tức là khi quan hệ bằng miệng mạnh bạo, gây ra vết thương, chảy máu với bạn tình bị HIV, thì có thể bạn sẽ bị nhiễm HIV.
Sau khi quan hệ, thay vì lo lắng cho các biểu hiện mơ hồ và có phần trùng hợp với triệu chứng ở giai đoạn nhiễm virus HIV cấp, bạn nên đến bệnh viện xét nghiệm HIV hoặc sử dụng Test thử nhanh HIV của vật tư y tế Đức Anh.
Vào thời điểm 3-4 tuần, xét nghiệm combo Ag/Ab có thể cho kết luận tương đối chính xác. Nhờ khả năng phát hiện đồng thời kháng thể và kháng nguyên p24 của virus HIV, xét nghiệm này có thể rút ngắn thời kỳ cửa sổ xét nghiệm so với xét nghiệm kháng thể đơn thuần. Nếu xét nghiệm combo trả kết quả âm tính, dù chưa hoàn toàn khẳng định và còn cần làm lại sau đó, kết quả này cũng phần nào gia tăng khả năng “thoát nạn” của bạn.
Tóm lại, dù bạn “ yêu” bằng cách nào với bạn tình bị HIV thì đều có khả năng nhiễm HIV. Vì vậy, bạn cần quan hệ một cách an toàn bằng cách sử dụng bao cao su để hạn chế việc lây nhiễm không chỉ HIV mà còn tránh các bệnh lây qua đường tình dục khác.