Test nhanh chẩn đoán viêm đường hô hấp do RSV SD Bioline RSV
Đến cuối mùa xuân vào đầu mùa thu là thời điểm thuận lợi cho virus hợp bào hô hấp (RSV) và các virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh. Hiện nay chưa có loại vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, nên việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh bằng xét nghiệm RSV sẽ giúp người bệnh có kế hoạch khám, điều trị, chăm sóc kịp thời nhất.
RSV – nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp
Virus hợp bào hô hấp RSV (respiratory syncytial virus) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp (viêm tiểu phế quản, viêm phổi) thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ lây nhiễm RSV gây ra các triệu chứng tương tự như cảm cúm thông thường ở phần lớn trẻ nhỏ, nhưng một tỉ lệ nhỏ trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp lần đầu tăng nặng thành thở khò khè, dần tiến triển thành dạng nặng là viêm tiểm phế quản, hoặc viêm phổi rất nguy hiểm cho trẻ.
Một số biện pháp phòng bệnh
Virus RSV lây truyền dễ dàng từ người sang người qua tiếp xúc chạm phải chất dịch hoặc hít phải không khí có nhiễm virus, qua tiếp xúc trực tiếp.
Dưới đây là những biện pháp giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus RSV cho trẻ:
– Tránh để trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi.
– Rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ.
– Làm sạch và vô trùng bề mặt các dụng cụ có thể bị lây nhiễm
– Tránh đưa trẻ đến nơi đông người. Giữ cho môi trường sống của trẻ trong lành, tránh khói bếp, khói thuốc lá.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám để loại trừ trẻ có bị nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV SD Bioline?
Cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần để được tư vấn, khám khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh.
Trẻ bị lây nhiễm RSV thường có biểu hiện và dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường như chảy nước mũi, ho khan, sốt nhẹ, nôn, ăn kém,… Do vậy, khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có kế hoạch điều trị kịp thời.
Tất cả những trẻ dưới hoặc 2 tuổi nghi ngờ nhiễm RSV gồm:
– Khó thở: thở nhanh, rút lõm lồng ngực
– Sốt cao;
– Thở khò khè và chảy nước mũi;
– Ho nhiều;
– Thường quấy khóc và không nhanh nhẹn, mệt mỏi;
– Bỏ bú mẹ hoặc bú bình, ăn kém;
– Có các biểu hiện thiếu nước nghiêm trọng bao gồm khóc không có nước mắt, không đi tiểu suốt 6 giờ, da nhăn nheo, mắt trũng.
Trẻ bị virus hợp bào hô hấp cần được chăm sóc, điều trị thế nào?
Trẻ được làm sạch mũi với nước muối sinh lý.
Đa số trẻ bị nhiễm RSV và có các biểu hiện viêm tiểu phế quản nhẹ, không có biến chứng, trẻ không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà.
Các biện pháp điều trị tại nhà bao gồm:
– Làm thông thoáng mũi cho trẻ. Có thể nhỏ mũi với 2-3 giọt nước muối sinh lý, sau đó hút dịch nhầy ở mũi.
– Sử dụng máy tạo ẩm để giữ không khí ẩm và sạch.
– Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Có thể chia nhỏ thành nhiều cữ bú, bữa ăn để trẻ đỡ bị nôn ói khi ho nhiều. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước (thì thiếu nước sẽ làm đờm trở nên cô đặc làm bệnh nặng hơn). Uống nhiều nước sẽ giúp trẻ loãng đờm, dịu ho).
– Dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ uống thuốc hạ sốt không chứa aspirin, ví dụ như acetaminophen. Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc, vì nếu dùng không đúng có thể làm trẻ bệnh nặng hơn hay có thể có tác dụng có hại nhất là ở trẻ nhỏ.
– Tránh khói thuốc lá: khói thuốc lá có thể làm trẻ sẽ trở nặng và dễ bị suyễn sau này hơn.
– Cần đi tái khám đúng hẹn theo lời khuyên của thầy thuốc và chú ý phát hiện những dấu hiệu cần cho trẻ đi khám lại ngay.
Trường hợp trẻ xuất hiện các triệu chứng thở khò khè và ra nhiều dịch nhầy, ngăn cản không khí tới các phế nang của phổi cần cho trẻ nhập viện điều trị.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.