Bệnh tiểu đường trong những năm gần đây phát triển ngày một tăng ở mọi lứa tuổi và giới tính. Nguyên nhân một phần là do lối sống ăn uống, sinh hoạt cộng với lười vận động. Bệnh nhân tiểu đường nên kiêng gì để tránh những biến chứng có thể xảy ra? Sau đây sẽ là thông tin về các loại thực phẩm cần tránh, giúp bạn từng bước thoát khỏi gánh nặng về căn bệnh tiểu đường.
- Các loại thực phẩm ngọt:
Người mắc bệnh tiểu đường phải kiêng đồ ngọt, đặc biệt là các thực phẩm có vị ngọt nhân tạo cần phải tuyệt đối kiêng. Vì tiểu đường là tình trạng mà cơ thể người bệnh có lượng đường trong máu đã vượt quá ngưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép. Bệnh tiểu đường cần phải kiêng những thứ gì ? Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, nước ngọt có gas…và tất cả các thực phẩm ngọt nhân tạo hoặc vị ngọt quá đậm như: mía đường, hoa quả quá ngọt…thì người tiểu đường cũng cần hạn chế đến mức tối đa.
- Các loại nước có gas
Người bị bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên sử dụng nước ngọt có ga hay nước có vị ngọt quá đậm, những loại nước ngọt nhân tạo thì người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng tuyệt đối.
- Tinh bột
Dù đây là một loại thực phẩm không thể thiếu trong mọi bữa ăn nhưng đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường luôn luôn được khuyến cáo rằng không nên ăn nhiều cơm trong mỗi bữa. Bệnh tiểu đường cần kiêng những thứ gì ? Người bệnh tiểu đường cần kiêng khá ngặt nghèo. Kể cả các thực phẩm như cơm, phở, bún…cũng cần phải hạn chế . Các nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường ăn nhiều gạo trắng sẽ làm cho bệnh tình của họ thêm trầm trọng hơn vì nó làm tăng lượng đường trong máu. Do vậy, người tiểu đường nên ăn gạo lứt vì loại gạo này có tác dụng làm giảm hàm lượng đường glucose trong máu và cung cấp nhiều khoáng chất, chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Trái Cây Khô
Hoa quả quá ngọt hay trái cây sấy khô rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trái cây sấy khô lại chứa lượng đường tự nhiên rất cao, khiến nồng độ đường trong máu tăng vọt và vì thế, những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nó.
- Sữa
Sữa chứa nhiều chất béo mà những thành phần này sẽ làm giảm đề kháng insulin nên không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu cần, bạn có thể thay thế bằng các loại sữa không đường, ít béo.
6. Bánh mì
Ăn bánh mì, bánh mì nướng và các loại thực phẩm làm từ bột mì đã qua tinh chế khác cho thấy sự gia tăng đáng kể lượng đường trong máu ở những người bị tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Phản ứng này không loại trừ các sản phẩm làm từ lúa mì. Một nghiên cứu chỉ ra rằng mì ống không chứa gluten cũng có khả năng làm tăng lượng đường trong máu, các loại được làm từ gạo có tác động lớn nhất. Trong một nghiên cứu khác, việc thay thế bánh mì trắng bằng bánh mì nhiều chất xơ có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường. Ngoài ra, chúng còn hiệu quả trong việc giảm cholesterol và huyết áp.
- Sữa chua hoa quả
Sữa chua trắng có thể là một lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các loại có hương vị trái cây lại khác.
Sữa chua có hương vị thường được làm từ sữa không béo hoặc ít béo, chứa nhiều bột đường và đường. Trên thực tế, 245g sữa chua vị trái cây có thể chứa 47g đường, có nghĩa là khoảng 81% lượng calo của nó đến từ đường.
Nhiều người cho rằng sữa chua tốt cho sức khỏe hơn so với kem. Tuy nhiên, nó có thể chứa nhiều đường hoặc thậm chí nhiều đường hơn cả kem.
- Ngũ cốc chứa chất làm ngọt
Ngũ cốc cung cấp rất ít chất đạm – một chất dinh dưỡng có thể giúp bạn thấy no và hài lòng trong khi vẫn giữ mức đường trong máu ổn định cả ngày. Ngay cả các loại ngũ cốc ăn sáng lành mạnh cũng không phải là sự lựa chọn tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.Ví dụ, chỉ 55g ngũ cốc granola chứa 30g các loại chất bột đường tiêu hóa. Hơn nữa, mỗi loại này chỉ cung cấp 7g chất đạm trong mỗi khẩu phần.
Để giữ lượng đường trong máu ổn định và kiểm soát cơn đói, hãy bỏ qua ngũ cốc và thay bằng bữa ăn sáng có đạm và ít chất bột đường.
- Nội tạng động vật
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nội tạng động vật (gan, tim, dạ dày, cật, phổi…) chứa nhiều chất đạm, chất béo, có hàm lượng Cholesterol cao… Đây đều là những dưỡng chất cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể nhưng nếu nạp quá nhiều, có thể làm bạn tăng cân và khó kiểm soát chỉ số đường huyết. Không những thế, chúng còn ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp như làm tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…
- Rượu bia, những loại đồ uống có cồn, các thực phẩm có chứa chất kích thích
Đây là những loại đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối tránh xa, bởi những thức uống này khi kết hợp cùng các loại thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.